do you know

BỐ MẸ ĐÃ BIẾT VỀ THUYẾT ĐA TRÍ THÔNG MINH CỦA HOWARD GARDNER

 “Ai cũng là thiên tài. Nếu bạn đánh giá một con cá qua khả năng leo cây của nó thì nó sẽ sống suốt đời với suy nghĩ mình thật đần độn.” – Albert Einstein –

Đúng như câu nói nổi tiếng trên của Albert Einstein, những năm gần đây, các định nghĩa mới về trí tuệ đã được chấp nhận và tiêu chuẩn đánh giá về năng lực con người cũng đã không còn như trước nữa. Người ta không chỉ dựa trên một vài khía cạnh như: tư duy toán học, khả năng ngôn ngữ, vận động,… để đánh giá một đứa trẻ là thông minh, giỏi giang nữa, bởi lẽ mỗi đứa trẻ đều có tiềm năng phát triển một hay nhiều loại hình thông minh khác nhau. Và đây là điều mà bất kỳ phụ huynh nào cũng cần nắm bắt để kịp thời phát hiện và nuôi dưỡng tài năng cho con mình.

Học thuyết “Trí Đa trí tuệ” do nhà tâm lý học nghiên cứu Howard Gardner công bố năm 1983 trong một cuốn sách có nhan đề “Frames of Mind” (tạm dịch “Cơ cấu của trí tuệ”) đã chỉ ra rằng trí thông minh không phải chỉ đo lường bằng chỉ số IQ mà còn bởi rất nhiều khía cạnh khác. Theo lý thuyết này, người ta có rất nhiều cách khác nhau để học tập. Không giống như cách truyền thống, trí thông minh là duy nhất và chỉ tập trung vào một, Gardner tin rằng mọi người có nhiều cách khác nhau để suy nghĩ và học tập. Ông đã xác định và mô tả được tám loại khác nhau của trí thông minh: 

Thông minh Ngôn ngữ

Nhạy cảm với ý nghĩa của từ, trật tự giữa các từ, âm điệu, vần luật như người viết văn, nhà thơ, nhà báo, các biên tập viên.

Thông minh Âm nhạc

Khả năng cảm thụ âm nhạc tốt, luôn có cảm hứng và bắt nhịp tốt với nhịp điệu, giai điệu và âm sắc, có năng khiếu hát, chơi nhạc cụ hay soạn nhạc như nhạc sỹ, ca sỹ.

Thông minh Tương tác

Khả năng liên kết, hòa nhập tốt, dễ dàng bắt được cảm xúc, tâm trạng và chủ động trong mối quan hệ của mình. Có tiềm năng làm nhà tâm lý học, những người đàm phán.

Thông minh Logic/Toán học

Khả năng khái niệm hóa mối quan hệ giữa các hành động hoặc biểu tượng một cách logic như nhà toán học hay các nhà khoa học.

Thông minh Không gian

Năng khiếu nắm bắt và làm chủ không gian như phi công, thủy thủ, hoặc thậm chí tạo nên các không gian như kiến trúc sư, người chơi cờ vua…

Thông minh Vận động cơ thể

Khả năng sử dụng điêu luyện các bộ phận của cơ thể một cách khéo léo để giải quyết các vấn đề hoặc tạo ra sản phẩm như vũ công, nghệ nhân làm gốm, sứ, hoặc làm xiếc.

Thông minh Nội tâm/Nhận thức

Khả năng xác định cảm xúc, mục tiêu rất tốt. Có thể tự đưa ra những quyết định của riêng mình, và luôn chấp nhận đối mặt với kết quả của nó dù là tốt hay xấu.

Thông minh Tự nhiên

Khả năng phân biệt được những mối liên hệ, tác động của mọi sự việc đến môi trường tự nhiên, yêu thích khám phá, tìm hiểu về thiên nhiên, thích làm những công việc gắn bó với thiên nhiên. Bất kỳ đứa trẻ nào cũng sẽ có tiềm năng phát triển những miền trí thông minh của riêng mình, và đó chính là điểm mạnh mà bố mẹ cần hiểu rõ để giúp con phát triển và thành công trong tương lai bằng chính ưu thế của mình.

Đọc thêm: 7 Cách Thú Vị Cha Mẹ Dạy Con Về Lòng Tử Tế

You may also like...

Popular Posts